Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại tỉnh ta

Ngày 26/02/2014 15:22:08

Ngày 6-2, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, có chuyến thăm và làm việc tại Thanh Hóa.

Cùng đi có các đồng chí: Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và Văn phòng Chủ tịch nước. Đón tiếp và làm việc với đồng chí Trương Tấn Sang và đoàn công tác, có các đồng chí:Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Văn Hoằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Tiên Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể cấp tỉnh.


52f391f0_1391694320.gif

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương,thăm xã Xuân Du (Như Thanh)


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại 2 huyện Như Xuân và Như Thanh. Tại đây đoàn đã đến thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp: rừng cao su đại điền của Công ty Cao su Thanh Hóa tại đội 4, xã Bãi Trành; Nhà máy Chế biến gỗ Thành Nam, đóng tại xã Xuân Bình (Như Xuân). Thăm cánh đồng trồng ớt xuất khẩu tại thôn 9, xã Xuân Du (Như Thanh). Trong không khí thân tình, ấm áp những ngày đầu xuân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ân cần thăm hỏi, động viên các gia đình nông dân; đồng thời biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được trong sản xuất, kinh doanh của các hộ. Đối với mô hình trồng cao su đại điền đã cho thu nhập bình quân từ 40 đến 50 triệu đồng/ha; mô hình trồng ớt xuất khẩu cho thu nhập bình quân (chưa trừ chi phí) lên đến 700 triệu đồng/ha. Chủ tịch nước đánh giá những mô hình kinh tế nêu trên đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương; đồng thời là bước đi đúng hướng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, gắn sản xuất với chế biến, qua đó góp phần gia tăng giá trị sản xuất.

Thăm Nhà máy Chế biến gỗ Thành Nam, công suất chế biến 100.000m3 gỗ MDF/năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá hoạt động của nhà máy đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Như Xuân và khu vực trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Thăm Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) Sông Chàng, xã Xuân Hòa (Như Xuân), Chủ tịch nước biểu dương những thành quả mà lực lượng thanh niên nơi đây đạt được trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh trong khu vực. Làng TNLN Sông Chàng hiện có 141 hộ với 231 nhân khẩu. Sau 2 năm lên lập nghiệp, các hộ thanh niên bước đầu đã ổn định cuộc sống. Có 15% số hộ khá với mức thu nhập từ 70 triệu đồng trở lên/năm; 65% số hộ có thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng/năm. Chủ tịch nước căn dặn lực lượng thanh niên tại Làng TNLN Sông Chàng phải là lực lượng tiên phong trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho các sản phẩm cây trồng, vật nuôi; đồng thời là mô hình để nhân dân trong vùng học tập. Đi đôi với phát triển sản xuất giỏi, các gia đình cần tổ chức đời sống tốt, phấn đấu xây dựng Làng TNLN Sông Chàng thành mô hình kiểu mẫu của cả nước. Để làm được điều đó, Chủ tịch nước đề nghị Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh Đoàn và các cấp, ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa quan tâm, hỗ trợ Làng TNLN Sông Chàng trong quá trình phát triển. Chủ tịch nước cũng đề nghị tỉnh Thanh Hóa cần nghiên cứu nhân rộng mô hình làng TNLN sang các huyện miền núi phía Tây của tỉnh.

Tại các buổi làm việc với xã Bãi Trành (Như Xuân) và xã Xuân Du (Như Thanh), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nghe lãnh đạo 2 xã báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đối với xã Bãi Trành, trong 3 năm qua, kinh tế của xã tăng trưởng bình quân đạt 19%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 17,6 triệu đồng. Nét nổi bật trong sản xuất của xã là cây cao su trở thành cây trồng chủ lực, khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Toàn xã có 310/541 ha cao su đã cho thu hoạch, doanh thu năm 2013 đạt 12 tỷ đồng. Về XDNTM, xã Bãi Trành đã hoàn thành 14/19 tiêu chí NTM và phấn đấu được công nhận xã đạt chuẩn NTM vào năm 2015.

Đối với xã Xuân Du, những năm gần đây, kinh tế - xã hội của xã đang từng bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 16%. Xuân Du là đơn vị dẫn đầu toàn huyện trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Trong XDNTM, cuối năm 2013, Xuân Du đạt 14/19 tiêu chí NTM và phấn đấu đến hết 2014 đạt chuẩn NTM.

Tại các buổi tiếp xúc, cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các địa phương đã bày tỏ niềm tin tưởng vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta lãnh đạo. Bà con nhân dân cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu XDNTM của địa phương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó, cán bộ, nhân dân các xã kiến nghị với Trung ương và tỉnh quan tâm hỗ trợ địa phương trong xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, vốn sản xuất và các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Sau khi nghe các ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương và chúc mừng những thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và XDNTM của các xã, nhất là tinh thần đoàn kết, nỗ lực thực hiện các mục tiêu XDNTM của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các xã. Chủ tịch nước khẳng định: XDNTM ở mỗi địa phương có sắc thái khác nhau, nhưng tựu chung lại, những kết quả đạt được trong phong trào XDNTM đã chứng minh hệ thống chính trị ở các địa phương vững mạnh, tạo dựng được niềm tin trong nhân dân, là nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phía trước.

Chủ tịch nước cũng căn dặn các địa phương: sự nghiệp XDNTM của đất nước ta đã qua nhiều giai đoạn, dưới nhiều tên gọi khác nhau, những kết quả đạt được lần này mới chỉ là cơ sở bước đầu để xây dựng đất nước giàu mạnh. Do đó, các địa phương phải giữ vững và phát huy những kết quả đạt được. Muốn vậy, các địa phương cần quán triệt quan điểm coi sự nghiệp XDNTM là của nhân dân, cơ đồ làm xong phải do nhân dân làm chủ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, các địa phương cần tăng cường giao lưu với các địa phương trong tỉnh, tỉnh bạn, trong nước và quốc tế để học tập, tiếp tục phát triển sự nghiệp XDNTM lên tầm cao mới. Cùng với phát triển sản xuất, các địa phương cần chú ý xây dựng đời sống văn hóa; bảo đảm an ninh trật tự và củng cố vững chắc hệ thống chính trị.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng lưu ý lãnh đạo 2 huyện Như Xuân và Như Thanh tập trung khai thác dư địa về đất đai để xóa đói, giảm nghèo. Để làm được điều đó, 2 huyện cần tiếp tục mạnh dạn phát triển các mô hình sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng CNH, HĐH; gắn sản xuất với chế biến. Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cần rà soát lại dư nợ của các ngân hàng để lý giải tại sao tỷ lệ dư nợ cho phát triển nông nghiệp thấp, nhưng nông dân vẫn thiếu vốn sản xuất; đồng thời rà soát, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các chính sách thu hút doanh nghiệp vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, mặc dù đã có nhưng không đến được với đối tượng được thụ hưởng.

Đối với các kiến nghị của xã, huyện, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận và có ý kiến chỉ đạo cụ thể với từng vấn đề.

Nhân chuyến thăm và làm việc tại các địa phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng quà chúc mừng năm mới cho các gia đình chính sách.

Ngày 7-2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp tục có các buổi làm việc quan trọng theo kế hoạch tại tỉnh ta.


Nhóm Phóng viên thời sự

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại tỉnh ta

Đăng lúc: 26/02/2014 15:22:08 (GMT+7)

Ngày 6-2, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, có chuyến thăm và làm việc tại Thanh Hóa.

Cùng đi có các đồng chí: Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và Văn phòng Chủ tịch nước. Đón tiếp và làm việc với đồng chí Trương Tấn Sang và đoàn công tác, có các đồng chí:Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Văn Hoằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Tiên Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, MTTQ, đoàn thể cấp tỉnh.


52f391f0_1391694320.gif

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương,thăm xã Xuân Du (Như Thanh)


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại 2 huyện Như Xuân và Như Thanh. Tại đây đoàn đã đến thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp: rừng cao su đại điền của Công ty Cao su Thanh Hóa tại đội 4, xã Bãi Trành; Nhà máy Chế biến gỗ Thành Nam, đóng tại xã Xuân Bình (Như Xuân). Thăm cánh đồng trồng ớt xuất khẩu tại thôn 9, xã Xuân Du (Như Thanh). Trong không khí thân tình, ấm áp những ngày đầu xuân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ân cần thăm hỏi, động viên các gia đình nông dân; đồng thời biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được trong sản xuất, kinh doanh của các hộ. Đối với mô hình trồng cao su đại điền đã cho thu nhập bình quân từ 40 đến 50 triệu đồng/ha; mô hình trồng ớt xuất khẩu cho thu nhập bình quân (chưa trừ chi phí) lên đến 700 triệu đồng/ha. Chủ tịch nước đánh giá những mô hình kinh tế nêu trên đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương; đồng thời là bước đi đúng hướng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, gắn sản xuất với chế biến, qua đó góp phần gia tăng giá trị sản xuất.

Thăm Nhà máy Chế biến gỗ Thành Nam, công suất chế biến 100.000m3 gỗ MDF/năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá hoạt động của nhà máy đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Như Xuân và khu vực trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Thăm Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) Sông Chàng, xã Xuân Hòa (Như Xuân), Chủ tịch nước biểu dương những thành quả mà lực lượng thanh niên nơi đây đạt được trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh trong khu vực. Làng TNLN Sông Chàng hiện có 141 hộ với 231 nhân khẩu. Sau 2 năm lên lập nghiệp, các hộ thanh niên bước đầu đã ổn định cuộc sống. Có 15% số hộ khá với mức thu nhập từ 70 triệu đồng trở lên/năm; 65% số hộ có thu nhập từ 30 đến 50 triệu đồng/năm. Chủ tịch nước căn dặn lực lượng thanh niên tại Làng TNLN Sông Chàng phải là lực lượng tiên phong trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho các sản phẩm cây trồng, vật nuôi; đồng thời là mô hình để nhân dân trong vùng học tập. Đi đôi với phát triển sản xuất giỏi, các gia đình cần tổ chức đời sống tốt, phấn đấu xây dựng Làng TNLN Sông Chàng thành mô hình kiểu mẫu của cả nước. Để làm được điều đó, Chủ tịch nước đề nghị Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh Đoàn và các cấp, ngành chức năng của tỉnh Thanh Hóa quan tâm, hỗ trợ Làng TNLN Sông Chàng trong quá trình phát triển. Chủ tịch nước cũng đề nghị tỉnh Thanh Hóa cần nghiên cứu nhân rộng mô hình làng TNLN sang các huyện miền núi phía Tây của tỉnh.

Tại các buổi làm việc với xã Bãi Trành (Như Xuân) và xã Xuân Du (Như Thanh), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nghe lãnh đạo 2 xã báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đối với xã Bãi Trành, trong 3 năm qua, kinh tế của xã tăng trưởng bình quân đạt 19%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 17,6 triệu đồng. Nét nổi bật trong sản xuất của xã là cây cao su trở thành cây trồng chủ lực, khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Toàn xã có 310/541 ha cao su đã cho thu hoạch, doanh thu năm 2013 đạt 12 tỷ đồng. Về XDNTM, xã Bãi Trành đã hoàn thành 14/19 tiêu chí NTM và phấn đấu được công nhận xã đạt chuẩn NTM vào năm 2015.

Đối với xã Xuân Du, những năm gần đây, kinh tế - xã hội của xã đang từng bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 16%. Xuân Du là đơn vị dẫn đầu toàn huyện trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Trong XDNTM, cuối năm 2013, Xuân Du đạt 14/19 tiêu chí NTM và phấn đấu đến hết 2014 đạt chuẩn NTM.

Tại các buổi tiếp xúc, cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các địa phương đã bày tỏ niềm tin tưởng vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta lãnh đạo. Bà con nhân dân cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu XDNTM của địa phương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó, cán bộ, nhân dân các xã kiến nghị với Trung ương và tỉnh quan tâm hỗ trợ địa phương trong xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, vốn sản xuất và các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Sau khi nghe các ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương và chúc mừng những thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và XDNTM của các xã, nhất là tinh thần đoàn kết, nỗ lực thực hiện các mục tiêu XDNTM của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các xã. Chủ tịch nước khẳng định: XDNTM ở mỗi địa phương có sắc thái khác nhau, nhưng tựu chung lại, những kết quả đạt được trong phong trào XDNTM đã chứng minh hệ thống chính trị ở các địa phương vững mạnh, tạo dựng được niềm tin trong nhân dân, là nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phía trước.

Chủ tịch nước cũng căn dặn các địa phương: sự nghiệp XDNTM của đất nước ta đã qua nhiều giai đoạn, dưới nhiều tên gọi khác nhau, những kết quả đạt được lần này mới chỉ là cơ sở bước đầu để xây dựng đất nước giàu mạnh. Do đó, các địa phương phải giữ vững và phát huy những kết quả đạt được. Muốn vậy, các địa phương cần quán triệt quan điểm coi sự nghiệp XDNTM là của nhân dân, cơ đồ làm xong phải do nhân dân làm chủ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, các địa phương cần tăng cường giao lưu với các địa phương trong tỉnh, tỉnh bạn, trong nước và quốc tế để học tập, tiếp tục phát triển sự nghiệp XDNTM lên tầm cao mới. Cùng với phát triển sản xuất, các địa phương cần chú ý xây dựng đời sống văn hóa; bảo đảm an ninh trật tự và củng cố vững chắc hệ thống chính trị.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng lưu ý lãnh đạo 2 huyện Như Xuân và Như Thanh tập trung khai thác dư địa về đất đai để xóa đói, giảm nghèo. Để làm được điều đó, 2 huyện cần tiếp tục mạnh dạn phát triển các mô hình sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng CNH, HĐH; gắn sản xuất với chế biến. Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cần rà soát lại dư nợ của các ngân hàng để lý giải tại sao tỷ lệ dư nợ cho phát triển nông nghiệp thấp, nhưng nông dân vẫn thiếu vốn sản xuất; đồng thời rà soát, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các chính sách thu hút doanh nghiệp vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, mặc dù đã có nhưng không đến được với đối tượng được thụ hưởng.

Đối với các kiến nghị của xã, huyện, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận và có ý kiến chỉ đạo cụ thể với từng vấn đề.

Nhân chuyến thăm và làm việc tại các địa phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng quà chúc mừng năm mới cho các gia đình chính sách.

Ngày 7-2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp tục có các buổi làm việc quan trọng theo kế hoạch tại tỉnh ta.


Nhóm Phóng viên thời sự