Hội nghị truyền thông bình đẳng giới tại thôn An Nhân - xã Luận Khê - huyện Thường Xuân

Ngày 29/05/2014 14:17:50

Ngày 20 tháng 5 năm 2014, thôn An Nhân - xã Luận Khê tổ chức truyền thông về vấn đề bình đẳng giới, có 110 hộ dân trong thôn An Nhân tham dự, qua buổi truyền thông nhân dân trong thôn bản hiểu rõ hơn về binhd đẳng giới .

Ngày 20 tháng 5 năm 2014, thôn An Nhân - xã Luận Khê vinh dự được đón đoàn truyền thông về vấn đề bình đẳng giới. Đoàn gồm có Đ/c Phạm Văn Độ trưởng phòng chính sách ban dân tộc tỉnh và Đ/c Tôn Minh Nguyệt cán bộ ban dân tộc tỉnh, có đồng chí Nguyễn Viết Xuân phó phòng dân tộc huyện Thường Xuân, có đồng chí Lang Văn Thỏa Phó chủ tịch UBND xã Luận Khê, đại diện các ban ngành đoàn thể xã cùng tham gia và có 110 hộ trong thôn An Nhân tham dự.

Thực hiện quyết định số: 1241/QĐ-TTg quyết định phê duyệt chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015.

Cả nước có 30 xã được lựa chọn làm mô hình bình đẳng giới của Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó xã Luận Khê là xã duy nhất của tỉnh Thanh Hóa được chọn làm mô hình này.

Trong những tháng cuối năm 2013, ban dân tộc tỉnh gồm các đồng chí: Phạm Văn Độ trưởng phòng chính sách ban dân tộc tỉnh, có đồng chí Lương Văn Bường phó trưởng ban dân tộc tỉnh và có các đồng chí chuyên viên ban dân tộc tỉnh đã trực tiếp lên triển khai tại 3 thôn trong xã.

Bình đẳng giới là một mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đặt ra ngay từ những ngày đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”.

Nguyên nhân bất bình đẳng là do chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo nên việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức như: Tư tưởng mang tính định kiến về giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân, kể cả trong một bộ phận cán bộ, công chức. Đó là những định kiến về giới và tư tưởng trọng nam hơn nữ trong xã hội, một số gia đình còn thích sinh con trai hơn con gái; coi công việc gia đình, chăm sóc con cái, người già, người ốm là công việc của phụ nữ…; thời gian làm việc của phụ nữ thường kéo dài hơn nam giới khoảng 4 giờ trong ngày, chủ yếu là ngoài công việc xã hội phụ nữ phải lo toan công việc nội trợ trong gia đình. Phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi, học tập nâng cao trình độ hơn nam giới, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc bồi dưỡng, phát triển cán bộ nữ ở nơi này, nơi kia vẫn còn hạn chế; một số đơn vị kinh tế thậm chí không muốn nhận lao động nữ vì ngại thực hiện chế độ thai sản và những lý do khác. Trong lao động việc làm, mặc dù chênh lệch về tỷ lệ không nhiều, nhưng thu nhập thực tế của nam giới vẫn cao hơn ở nữ giới.

Đến với thôn bản, đồng chí Phạm Văn Độ trưởng phòng chính sách ban dân tộc tỉnh triển khai toàn bộ nội dung về quan điểm của Đảng, nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới, Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Sau khi nghe đồng chí Độ triển khai toàn bộ nội dung, bà con trong thôn hăng hái tâm sự, phản ánh lại những chuyện xảy ra xung quanh về vấn đề bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình như: Chồng xay rượu thường xuyên đánh đập vợ con, có gia đình tổ hòa giải đã mời ra hòa giải, hứa rồi lại vẫn tiếp tục đánh đập, chửi bới nhau làm mất trật tự an ninh thôn xóm; Có những gia đình sinh tới con thứ 3 rồi nhưng chưa có con trai vẫn ép vợ sinh tiếp; Giữa các thành viên trong gia đình vẫn có sự phân biệt nam nữ, nhà có khách hoặc tới bữa ăn thì chỉ có đàn ông mới được ăn ngoài nhà, còn phụ nữ và trẻ em phải ăn riêng một mân dưới bếp…. Luận Khê là một xã chủ yếu là dân tộc thái, còn giữ lại một số phong tục lạc hậu thể hiện sự phân biệt giới tính chính vì thế được chọn làm mô hình bình đẳng giới là rất hợp lý, bà con sẽ được nghe, được tư vấn trực tiếp về những vấn đề xảy ra trong ra đình mình, công tác vận động và tuyên truyền góp phần rất lớn vào việc thay đổi tư duy, nhận thức của nhân dân.

Đồng chí cũng đưa ra những dẫn chứng về vấn đề bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới đối với người mông ở huyện Mường Lát, huyện Hà Giang.

Ngoài việc tập trung tuyên truyền những nội dung luật, đồng chí Độ cũng tâm sự tình cảm với bà con về những điều cần phải thay đỗi, nâng cao vai trò của phụ nữ, người già và trẻ em. Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới, tiến tới bình đẳng giới thực chất, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.

Trong hội nghị mọi người còn được nghe các ý kiến của các đồng chí đại diện của huyện và xã phản ánh thực tế về vấn đề bình đẳng giới. Đặc biệt là ý kiến của đồng chí Lương Văn Long Chủ tịch MTTQ xã, đồng chí nói về những phong tục lạc hậu còn tồn tại trong cuộc sống nhân dân trong xã cần phải được thay đổi, đồng chí Long cũng nói về những khó khăn, xã có 12 thôn nhưng mới có 01 thôn là có nhà văn hóa, công tác tuyên truyền chủ yếu bằng miệng nên chưa đạt hiệu quả cao, đề xuất với cấp trên quan tâm, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho xã, mở các lớp tuyên truyền để giúp bà con nhân thức về lật pháp, áp dụng luật trong cuộc sống, giảm tình trạng bất bình đẳng trong nhân dân, góp phần xây dựng cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc.

Kết thúc buổi truyền thông, đồng chí Lang Văn Thỏa cám ơn các đồng chí trong đoàn truyền thông đã không ngại khó khăn về tận thôn bản để tuyên truyền, đồng chí xin hứa sẽ đôn đốc bà con thay đổi những phong tục lạc hậu góp phần nâng cao quyền bình đẳng, đồng chí cũng đề xuất các cấp quan tâm hơn nữa tới đời sống nhân dân trong xã.

Hội nghị truyền thông bình đẳng giới tại thôn An Nhân - xã Luận Khê - huyện Thường Xuân

Đăng lúc: 29/05/2014 14:17:50 (GMT+7)

Ngày 20 tháng 5 năm 2014, thôn An Nhân - xã Luận Khê tổ chức truyền thông về vấn đề bình đẳng giới, có 110 hộ dân trong thôn An Nhân tham dự, qua buổi truyền thông nhân dân trong thôn bản hiểu rõ hơn về binhd đẳng giới .

Ngày 20 tháng 5 năm 2014, thôn An Nhân - xã Luận Khê vinh dự được đón đoàn truyền thông về vấn đề bình đẳng giới. Đoàn gồm có Đ/c Phạm Văn Độ trưởng phòng chính sách ban dân tộc tỉnh và Đ/c Tôn Minh Nguyệt cán bộ ban dân tộc tỉnh, có đồng chí Nguyễn Viết Xuân phó phòng dân tộc huyện Thường Xuân, có đồng chí Lang Văn Thỏa Phó chủ tịch UBND xã Luận Khê, đại diện các ban ngành đoàn thể xã cùng tham gia và có 110 hộ trong thôn An Nhân tham dự.

Thực hiện quyết định số: 1241/QĐ-TTg quyết định phê duyệt chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015.

Cả nước có 30 xã được lựa chọn làm mô hình bình đẳng giới của Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó xã Luận Khê là xã duy nhất của tỉnh Thanh Hóa được chọn làm mô hình này.

Trong những tháng cuối năm 2013, ban dân tộc tỉnh gồm các đồng chí: Phạm Văn Độ trưởng phòng chính sách ban dân tộc tỉnh, có đồng chí Lương Văn Bường phó trưởng ban dân tộc tỉnh và có các đồng chí chuyên viên ban dân tộc tỉnh đã trực tiếp lên triển khai tại 3 thôn trong xã.

Bình đẳng giới là một mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đặt ra ngay từ những ngày đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”.

Nguyên nhân bất bình đẳng là do chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo nên việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức như: Tư tưởng mang tính định kiến về giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân, kể cả trong một bộ phận cán bộ, công chức. Đó là những định kiến về giới và tư tưởng trọng nam hơn nữ trong xã hội, một số gia đình còn thích sinh con trai hơn con gái; coi công việc gia đình, chăm sóc con cái, người già, người ốm là công việc của phụ nữ…; thời gian làm việc của phụ nữ thường kéo dài hơn nam giới khoảng 4 giờ trong ngày, chủ yếu là ngoài công việc xã hội phụ nữ phải lo toan công việc nội trợ trong gia đình. Phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi, học tập nâng cao trình độ hơn nam giới, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc bồi dưỡng, phát triển cán bộ nữ ở nơi này, nơi kia vẫn còn hạn chế; một số đơn vị kinh tế thậm chí không muốn nhận lao động nữ vì ngại thực hiện chế độ thai sản và những lý do khác. Trong lao động việc làm, mặc dù chênh lệch về tỷ lệ không nhiều, nhưng thu nhập thực tế của nam giới vẫn cao hơn ở nữ giới.

Đến với thôn bản, đồng chí Phạm Văn Độ trưởng phòng chính sách ban dân tộc tỉnh triển khai toàn bộ nội dung về quan điểm của Đảng, nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới, Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Sau khi nghe đồng chí Độ triển khai toàn bộ nội dung, bà con trong thôn hăng hái tâm sự, phản ánh lại những chuyện xảy ra xung quanh về vấn đề bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình như: Chồng xay rượu thường xuyên đánh đập vợ con, có gia đình tổ hòa giải đã mời ra hòa giải, hứa rồi lại vẫn tiếp tục đánh đập, chửi bới nhau làm mất trật tự an ninh thôn xóm; Có những gia đình sinh tới con thứ 3 rồi nhưng chưa có con trai vẫn ép vợ sinh tiếp; Giữa các thành viên trong gia đình vẫn có sự phân biệt nam nữ, nhà có khách hoặc tới bữa ăn thì chỉ có đàn ông mới được ăn ngoài nhà, còn phụ nữ và trẻ em phải ăn riêng một mân dưới bếp…. Luận Khê là một xã chủ yếu là dân tộc thái, còn giữ lại một số phong tục lạc hậu thể hiện sự phân biệt giới tính chính vì thế được chọn làm mô hình bình đẳng giới là rất hợp lý, bà con sẽ được nghe, được tư vấn trực tiếp về những vấn đề xảy ra trong ra đình mình, công tác vận động và tuyên truyền góp phần rất lớn vào việc thay đổi tư duy, nhận thức của nhân dân.

Đồng chí cũng đưa ra những dẫn chứng về vấn đề bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới đối với người mông ở huyện Mường Lát, huyện Hà Giang.

Ngoài việc tập trung tuyên truyền những nội dung luật, đồng chí Độ cũng tâm sự tình cảm với bà con về những điều cần phải thay đỗi, nâng cao vai trò của phụ nữ, người già và trẻ em. Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới, tiến tới bình đẳng giới thực chất, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.

Trong hội nghị mọi người còn được nghe các ý kiến của các đồng chí đại diện của huyện và xã phản ánh thực tế về vấn đề bình đẳng giới. Đặc biệt là ý kiến của đồng chí Lương Văn Long Chủ tịch MTTQ xã, đồng chí nói về những phong tục lạc hậu còn tồn tại trong cuộc sống nhân dân trong xã cần phải được thay đổi, đồng chí Long cũng nói về những khó khăn, xã có 12 thôn nhưng mới có 01 thôn là có nhà văn hóa, công tác tuyên truyền chủ yếu bằng miệng nên chưa đạt hiệu quả cao, đề xuất với cấp trên quan tâm, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho xã, mở các lớp tuyên truyền để giúp bà con nhân thức về lật pháp, áp dụng luật trong cuộc sống, giảm tình trạng bất bình đẳng trong nhân dân, góp phần xây dựng cuộc sống ổn định, ấm no và hạnh phúc.

Kết thúc buổi truyền thông, đồng chí Lang Văn Thỏa cám ơn các đồng chí trong đoàn truyền thông đã không ngại khó khăn về tận thôn bản để tuyên truyền, đồng chí xin hứa sẽ đôn đốc bà con thay đổi những phong tục lạc hậu góp phần nâng cao quyền bình đẳng, đồng chí cũng đề xuất các cấp quan tâm hơn nữa tới đời sống nhân dân trong xã.